Những lưu ý khi lựa chọn thiết bị chống sét lan truyền:
- Theo đặc điểm hệ thống điện
- Theo vùng bảo vệ
- Theo phân loại Type
- Lựa chọn thiết bị chống sét (SPD) theo đặc điểm hệ thống điện cần chú ý:
-
- Số dây, số pha cần bảo vệ phù hợp.
- Xác định loại mạng điện sử dụng là TN, TT, hay IT,…
- Điện áp định mức của hệ thống
- Xác định cường độ dòng điện lớn nhất theo tải tiêu thụ để chọn các cuộn lọc phối hợp, bộ cắt lọc sét thích hợp.
- Xem xét khả năng quá áp tạm thời lớn nhất là bao nhiêu, tình trạng điện áp hệ thống ổn định hay không? Rồi dựa vào đó chọn thiết bị chống sét lan truyền có khả chịu quá áp liên tục, chịu được hiện tượng quá áp tạm thời của hệ thống.
- Lựa chọn thiết bị chống sét (SPD) theo vùng bảo vệ
-
- Vùng bên trong công trình nhiều lớp che chắn, chịu tác động ít từ sét và trường điện từ (LPZ 2-n)
- Vùng tiếp giáp bên ngoài, có che chắn, chịu một phần tác động của sét và trường điện từ (LPZ 1)
- Vùng bên ngoài công trình, chịu tác động trực tiếp từ sét và trường điện từ (LPZ 0)
- Lựa chọn thiết bị chống sét (SPD) theo phân loại Type
-
- Type 1: chống được dòng sét lan truyền dạng xung 10/350µs, được lắp tại tủ điện đầu tiên của hệ thống điện từ ngoài trời đi vào, đặc biệt là những khu vực có lắp LPS (hệ thống chống sét trực tiếp: kim thu sét, dây thu sét, lồng thu sét).
-
- Type 2: chịu được dạng sóng lan truyền 8/20µs, được lắp ở tủ điện chính hoặc nhánh mà nơi đó ít có khả năng bị sét đánh trực tiếp.
-
- Type 3: triệt tiêu các xung quá áp dạng sóng 1,2/50µs và 8/20µs lan truyền với cường độ thấp, được đặt ở các tủ điện nhánh nhỏ nằm sâu bên trong nhà. Các thiết bị chống sét Type 3 nên được lắp đặt khi trong hệ thống đã có thiết bị chống sét Type 2.
LƯU Ý:
- Cần có dây tiếp địa khi lắp đặt thiết bị chống sét lan truyền. Kích thước lựa chọn tùy theo yêu cầu tối thiểu của nhà sản xuất và quy mô công trình)
- Khoảng cách tải an toàn từ thiết bị chống sét Type 2 đến thiết bị đầu cuối là <30m.
- Trong trường hợp khoảng cách >30m thì cần kết hợp sử dụng thiết bị chống sét Type 2 + Type 3.