TRỤ SỞ ĐIỆN LỰC SÀI GÒN QUA NĂM THÁNG

Đăng bởi: Kieu nguyen/ 7 February, 2020

Tổng Công Ty Điện Lực

Tòa nhà của Công ty điện lực Thành phố Hồ Chí Minh được sửa chữa lại gần đây tại số 72 Hai Bà Trưng, Quận 1 chính là trụ sở điện đầu tiên của Sài Gòn.

 

Điện được sử dụng lần đầu tiên ở Đông Dương vào cuối những năm 1870 với mục đích thiết lập mạng điện báo. Tuy nhiên, phải mất thêm hai thập kỷ sau đó để xây dựng thành công máy phát điện bằng than sử dụng hiệu quả trong khí hậu nhiệt đới và cung cấp đủ năng lượng để chiếu sáng đèn đường.

 

Vào thời điểm những năm 1870, những tuyến đường ở Sài Gòn vẫn đang được thắp sáng bằng đèn dầu.

 

Cuối năm 1887, Leon Caubert đã viết: “Dường như những máy phát điện ở trong không khí ẩm cao liên tục như Nam Kỳ khiến quá trình oxy hóa diễn ra với tốc độ đáng kinh ngạc. Tuy nhiên, phải nói rằng, mặc dù lúc này đèn đường Sài Gòn vẫn được thắp bằng đèn dầu, nhưng số lượng đèn đã bù đắp cho chất lượng của chúng” 

 

Những trở ngại kỹ thuật đã được khắc phục ngay sau đó, và vào năm 1896, Société d’Électricité de Saigon được thành lập để cung cấp điện cho toàn thủ đô Nam Kỳ. Cũng trong năm đó, công ty đã khai trương trạm phát điện xoay chiều đầu tiên trên đường Nationale, hiện nay trụ sở vẫn được tiếp quản bởi Tổng công ty Điện lực Thành Phố Hồ Chí Minh – EVN, tọa lạc số 72 đường Hai Bà Trưng, Quận 1. Sau đó không lâu, một trạm biến áp thứ hai đã được mở cửa tại Chợ Lớn.

 

 

Theo quyển sách “Bulletin économique de l’Indo-Chine” xuất bản năm 1908 có viết “Tại Sài Gòn, ánh sáng điện được cung cấp bởi nhà máy của Société d’Électricité de la ville de Saigon (SEVS), được kích hoạt bởi thiết bị bơm hơi với 1100 mã lực. Ánh sáng đèn đường Sài Gòn ban đầu được giới hạn ở hai trung tâm thành phố và được thắp bằng hồ quang điện với ánh sáng từ tia lửa điện hoặc từ hai dây tóc carbon bên trong bóng đèn thủy tinh chứa đầy khí.

 

 

Năm 1909, SEVS được Compagnie des eaux et d’électricité d’Indochine (CEE – Công ty Điện Nước Đông Dương từ 1900) mua lại, đây là công ty đã cung cấp nước cho Sài Gòn và Chợ Lớn, đồng thời cũng là công ty cung cấp cả điện và nước ở Phnom Penh. Bằng cách mua lại SEVS, CEE đảm bảo độc quyền trong vai trò phân phối điện và nước tại ba thành phố lớn nhất Nam Kỳ và Campuchia.

 

CEE giữ vững vị trí nhà cung cấp điện lớn nhất trong số ba nhà cung cấp điện ở Nam Kỳ cho đến khi Pháp rời đi, hai công ty còn lại là Société centrale d’éclairage et d’energie (SCEE), cung cấp điện tại Cần Thơ và Đồng bằng sông Cửu Long, và Liên minh électrique d’Indochine (UNEDI), cung cấp điện tại Cap Saint-Jacques (Bà Rịa – Vũng Tàu) và Phan Thiết.

 

Nguồn: cargocollective.com

 

Trước Thế chiến thứ I, điện được sử dụng hầu như chỉ để chiếu sáng đường phố và mức độ chiếu sáng cực kỳ hạn chế. Năm 1910, luật sư thuộc địa George Durrell nhận xét rằng:” Ngay cả những khu vực gần Nhà hát thành phố Sài Gòn, đèn chiếu sáng rất kém, mặc dù đã phải chi một khoản tiền khá lớn từ ngân sách thành phố cho việc sử dụng đèn điện. Điều này thật sư như truyện ngụ ngôn “ngọn đèn ẩn dưới một bụi cây”. Chỉ duy nhất khu vực nhà hát là điểm sáng trong đêm.”

 

 

Vào Tháng Sáu năm 1913, CEE đã khắc phục tình trạng này bắng cách mở thêm một nhà máy điện ba pha AC lớn hơn nhiều tại Chợ Quán, với công suất lên đến 5000 kWH. Trung tâm mới này và các trạm biến áp của nó đã tạo ra đủ điện để đáp ứng như cầu chiếu sáng đường phố cơ bản của Sài Gòn, Chợ Lớn và một số khu vực xa xôi, bao gồm cả Lái Thiêu và Thủ Dầu Một.

 

 

Năm 1913, trạm phát điện cũ trên đường Hai Bà Trưng trở thành một trạm biến áp. Cùng thời gian đó, CEE cũng có các trạm biến áp tại Chateau d’eau (nay là Hồ Con Rùa), đường Lê Duẩn, Chợ Đũi, Phú Thọ, KHánh Hội và Tân Sơn Nhất, cả trong những cơ sở dân sự quan trọng như Dinh Độc Lập, Hôtel de ville ( nay là Trụ sở Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố HCM) và nhà hát Thành Phố.

 

 

Sau Thế chiến thứ I, việc điện khí hóa mạng lưới xe điện Sài Gòn và việc sử dụng điện cho mục đích chiếu sáng ngày càng tăng cao trong các hộ dân đã khiến nhu cầu cung cấp điện gia tăng đáng kể. Những cải tiến trong thiết kế tuabin hơi nước giúp tăng hiệu suất của máy phát lên gấp nhiều lần, và đến năm 1930, sản lượng điện hằng năm của CEE đã đạt đến con số 37,8 triệu kWH.

 

 

Nhu cầu sử dụng điện tăng cao vào cuối những năm 1930 do nền kinh tế mở rộng và việc tăng cường sử dụng các thiết bị điện gia dụng. Đến năm 1942, CEE đã tạo ra 56,5 triệu kWH cho Đông Dương và kết nối lưới điện với tất cả các thị trấn lớn trong khu vực.

 

Trụ sở CEE được khánh thành vào cuối những năm 1950

 

Sau khi thực dân Pháp rời đi, trạm điện cũ năm 1896 đã bị phá hủy và được thay thế bằng tòa nhà trụ sở công ty điện mới. Tòa nhà lịch sử hiện tại, với sự thay đổi lần thứ 3, được khánh thành vào năm 2011.

 

Nguồn: Tim Doling – historicvietnam.com and saigoneer.com

Dịch Tiếng Việt: Kim Thanh