DIGITAL SIGNAGE TRONG THỜI ĐẠI 4.0

Đăng bởi: Kieu nguyen/ 2 October, 2019

Thế giới đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư ( CMCN 4.0), một cuộc cách mạng sản xuất mới gắn liền với những đột phá chưa từng có về công nghệ, liên quan đến Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo (VR), tương tác thực tại ảo (AR), mạng xã hội, … Cuộc cách mạng này sẽ tạo ra một thế giới mà trong đó các hệ thống, các chuỗi sản xuất, Robot làm việc một cách nhuần nhuyễn, tự động và hoàn toàn có thể thay thế con người. CMCN 4.0 không đơn thuần chỉ là về các máy móc, hệ thống thông minh và được kết nối, mà còn có phạm vi rộng lớn hơn nhiều. Để đáp ứng kịp sự phát triển này, hầu như tất cả các ngành đều đã có định hướng riêng cho mình các khái niệm Education 4.0, Business 4.0, Marketing 4.0… cũng được ra đời từ đó.


Để bắt kịp với xu hướng công nghệ, nhiều doanh nghiệp đã phải thay đổi hoàn toàn cách thức tương tác với khách hàng, từ phân tích nhu cầu, tiếp thị, bán hàng, đến chăm sóc khách hàng…. Những biển quảng cáo, bảng hiệu nay không còn đơn điệu mà thay vào đó là những màn hình lớn với những hình ảnh, video sống động. Xu hướng tất yếu là Marketing 4.0 sẽ gắn liền với Internet, từ hình thức tiếp cận khách hàng mục tiêu, lựa chọn kênh quảng bá… cho đến việc thúc đẩy hành động mua hàng của khách hàng tiềm năng.

Scala, một công ty tiên phong trong lĩnh vực Digital Signage trên thế giới, với bề dày kinh nghiệm trên 30 năm luôn dẫn đầu về các sản phẩm công nghệ số mới nhất hiện nay. Điều khiến cho Scala có thể tồn tại và phát triển không ngừng trong hơn 3 thập kỷ qua là những lợi ích tuyệt vời mà nó mang lại: khách hàng luôn tìm thấy mức độ tín nhiệm – cam kết sản phẩm, nâng cao trải nghiệm sử dụng sản phẩm (dù trong môi trường công cộng hoặc cá nhân), luôn cải tiến và nâng cao chất lượng nhằm mục đích là cầu nối và sự gắn kết tốt nhất cho doanh nghiệp và khách hàng của mình.

Minh chứng cho điều đó, hiện có hơn 500,000 khách hàng đến từ 100 quốc gia trên toàn thế giới đã trải nghiệm và sử dụng giải pháp của Scala. Điển hình như:

 

  • Trong ngành hàng bán lẻ : Nike, Adidas, Giorgio Armani, Bebe, Lacoste, Tesco, Bobbi Brown, Louis Vuitton, Links London, Estee Lauder, Westfield, Woolworths, Forever21, Tommy Hilfiger etc…

 

  • Trong lĩnh vực tài chính : JP Morgan, Wells Fargo, Rabobank, Fidelity, SME Bank, Banesto, Thanachart Bank, Krung Thai Bank, Commonwealth Bank, LCD, Nedbank, Banca Intesa, ANZ, etc…

 

Nền tảng ứng dụng của Scala tập trung vào 3 thành phần chính:

Scala Content Manger

 

Content Manager là hệ thống điều khiển từ xa, quản lý tất cả các màn hình trình chiếu, danh sách lịch chiếu, phân phối nội dung, người dùng (Player), và thiết bị phần cứng (player hardware). Nó được ví như các trạm kiểm soát không lưu ở các sân bay, nơi luôn có một đội ngũ ngày đêm hoạt động trong các trạm nhằm thông báo và kiểm soát lưu lượng các chuyến bay.

Nhiệm vụ chính của Scala Content Manager bao gồm:

– Tải lên và quản lý những nội dung trình chiếu (hình ảnh, video…)

– Quản lý quyền truy xuất đến các nội dung trình chiếu đến từng người dùng, phần nhóm quyền sử dụng…

– Lập lịch trình chiếu nội dung

– Giám sát hệ thống mạng

– Tạo ra các báo cáo cho quá trình trình chiếu

– Quản lý các thiết bị, kênh trình chiếu…

– Cập nhật từ xa các phần mềm cho các thiết bị trình chiếu và server.

– Bảo trì từ xa như: khởi động lại thiết bị player, cài đặt tệp tin, quản lý tệp tin, cài đặt lệnh hệ thống.

Content Mananger được cài đặt trên máy chủ và có thể được truy cập bằng cách sử dụng một trình duyệt web từ xa.

Conten Manager Scala trả lời cho 5 câu hỏi “W”: “ Who”( Ai) , “ What” (Cái gì) , “Where” (Ở đâu), “When” (Khi nào), “Why” (Tại sao) Nghĩa là: Phân phối đúng người, Nội dung phù hợp, Ở đúng vị trí, Vào đúng thời điểm, Luôn luôn chính xác.

 

Scala Player

 

Scala Player hỗ trợ trình phát các nội dung từ Scala Content Manager. Nó có thể tự động tải các thông tin từ Content Manager và trình phát nội dung theo lịch trình. Người dùng chỉ cần tùy chỉnh thời gian hoặc thời điểm cần phát nội dung theo ý muốn.

Không chỉ dừng lại ở đó, Player hoàn toàn đủ khả năng lưu trữ các thông tin và lên kế hoạch cụ thể về việc lưu trữ các nội dung sao cho hợp lý.

Dù ở độ phân giải nào, Player cũng có thể trình chiếu nội dung một cách dễ dàng. Ví dụ như với các video wall có độ phân giải 6000×2000 pixel, Player hoàn toàn có thể phát nội dung trên màn hình không gặp bất cứ trở ngại nào.

Scala Designer

 

Scala Designer là phần mềm dùng để biên tập nội dung và thiết kế những template trình chiếu.

Nó cũng có những tính năng tương tự như phần mềm thiết kế photoshop, có thể tạo ra nhiều lớp, loại bỏ màu nền… Nó có hơn 100 hiệu ứng chuyển động đồ họa ở cả 2D và 3D giống After Effects và những công cụ khác.

Nhiều trang và nhiều ngôn ngữ có thể tích hợp vào giống với PowerPoint.

Đồng thời, có thể sử dụng các ngôn ngữ lập trình: VB, Python và Java để tích hợp với bất kỳ hệ thống bên ngoài và chạy theo thời gian thực (real-time).

Nó có thể linh hoạt để biến những yếu tố đồ họa thành tương tác, ví dụ: Chạm tay vào Logo KFC sẽ hiển thị bảng chỉ dẫn để đến của hàng KFC của trung tâm thương mại.

Một tính năng vượt trội của Scala Designer có thể kể đến là nó không chiếm nhiều băng thông, nội dung được truyền tải đến thiết bị trình chiếu nhanh hơn nhờ vào tính năng chỉ cập nhật những gì thay đổi.

Hiện tại, Scala Designer là một công cụ kỹ thuật số chuyên nghiệp, nó có thể tạo ra những nội dung hấp dẫn như: hình ảnh, video sống động và cùng thời điểm có thể thay đổi nội dung trình chiếu dựa vào đoạn mã lập trình mà những công cụ khác không thể làm được.

-> Scala Designer có thể làm được gì mà các công cụ khác không thể?

  • Scala Designer có thể chèn hiệu ứng (animations) vào hình ảnh làm cho nó được uyển chuyển, mềm mại và bắt mắt; có thể chèn những file Photoshop, những trang web trực tiếp vào Designer nhưng Photoshop thì không làm được những điều này.

 

  • Các phần mềm khác như After Effects hay Final Cut Pro chỉ cung cấp vài hiệu ứng cho video và hình ảnh, nhưng với Scala Designer thì khác, ngoài những hiệu ứng tích hợp sẵn, nó còn có hơn 100 hiệu ứng cho cả 2D lẫn 3D để lựa chọn.

 

  • Những công cụ khác, sau khi kết xuất (render) thành video thì không thể thay đổi các ký tự (text) trong video đó. Nhưng ở Scala Designer thì khác, nó không kết xuất toàn bộ nội dung thành video, mà kết xuất từng thành tố (element) và hiệu ứng theo thời gian thực, vì vậy có thể chủ động thay đổi những nội dung này trong lúc trình chiếu.

 

  • Một yếu tố nữa, đó là với các file video có độ phân giải cao 6000 x 2000 pixels với Scala Designer và Scala Player có thể kết xuất lập tức theo thời gian thực, trong khi đó các phần mềm khác phải mất đến vài ngày để kết xuất.

 

  • Adobe Flash cũng có nhiều hiệu ứng chuyển động, tuy nhiên nó không thích hợp với độ phân giải lớn hơn vài trăm pixels. Với lại các hiệu ứng trong Flash chuyển động theo từng khung hình, cần nhiều thời gian để xử lý. Scala Designer có thể kết xuất ở độ phân giải cực kỳ lớn 6000 x 2000 pixcels và chuyển động đến 24 khung hình trên giây.

 

Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn cụ thể giải pháp!

ABAN

Địa chỉ: Phòng 4.20A Thiên Sơn Plaza, số 800 Nguyễn Văn Linh, phường Tân Phú, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0938752014

Email: hi@aban.vn